Công dụng của dây cứt quạ trong chữa trị teo chân tay hiệu quả nhất
Dây cứt quạ là vị thuốc nam mọc dại rất dễ tìm, nhưng vì dây cứt quạ không mang lại giá trị thực phẩm nên thường bị xem là cỏ dại và được ít người quan tâm tới. Tuy nhiên dây cứt quạ lại là một vị thuốc quý dùng trong bài thuốc chữa tai biến, chữa mụn nhọt, lở ngứa hiệu quả. Cùng theo chân Thảo Dược thanh tìm hiểu rõ hơn công dụng của dây cứt quạ nhé!
1. Đặc điểm nhận biết dây cứt quạ
● Dây cứt quạ hay còn gọi khổ qua rừng, mướp rừng có tên khoa học là Gymnopetalum chinense thuộc họ bầu bí
● Dây cứt quạ là cây thân thảo có thân mảnh, phân nhánh nhiều, lá hình năm góc, nhám, mép lá gợn sóng như răng, cuống lá có lông dài. Hoa dây cứt quạ màu trắng, hoa đực và hoa cái cùng một dây, hoa đực mọc thành chùm ở nách lá, có bao phấn dính nhau, uốn cong hình chữ S, hoa cái mọc cô độc, cuốn ngắn, nhỏ hơn hoa đực. Quả hình bầu dục, thon hẹp ở gốc, màu đỏ tươi, hạt màu nâu và nhiều, hình bầu dục. Quả dây cứt quạ có thể ăn được khi còn non và xanh, nhưng khi chín đỏ thì không được ăn vì có độc
● Dây cứt quạ thường mọc nhiều ở vùng Ấn Độ tại những nơi đất hoang, bãi đất trống và trong những khu rừng thứ sinh. Tại Việt Nam dây cứt quạ mọc nhiều ở Lạng Sơn, Phú Quốc từ vùng thấp cho tới vùng cao 1.000m
● Có thể thu hái quanh năm, tất cả các bộ phận của cây đều được dùng làm thuốc, thường là ở dưới dạng tươi hoặc phơi khô
Công dụng của dây cứt quạ vị thuốc quý cho sức khỏe
2. Dây cứt quạ có tác dụng gì?
Theo Đông y dây cứt quạ có vị đắng, tính lạnh, không độc được ứng dụng nhiều trong điều trị những bệnh sau:
✦ Dân gian thường dùng dây cứt quạ luộc hoặc nấu canh ăn giúp thanh nhiệt, giải độc, trừ nhiệt, trừ đờm và cắt cơn ho
✦ Theo nhiều nghiền cứu gần đây và những bài thuốc dân gian truyền lại cho thấy dây cứt quạ còn có khả năng điều trị bệnh tai biến mạch máu não rất tốt, hiện nay bài thuốc này đang được nhiều người sử dụng mà hiệu quả lại cao
✦ Dây cứt quạ còn là một bài thuốc hay điều trị đau bụng kinh, bế kinh
✦ Với phụ nữ bước vào tuổi trung niên uống dây cứt quạ mỗi ngày giúp mát gan, chữa mụn nhọt, giảm nám do máu nóng
✦ Dây cứt quạ còn có hoạt tính kháng khuẩn có khả năng điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn
✦ Điều trị đau nhức mình mẩy, teo chân tay, giúp tiêu độc tử cung sau khi sinh và làm thuốc bổ dưỡng cho các bà mẹ sau sinh hoặc bị sảy thai
✦ Dây cứt quạ còn được mệnh danh là thảo dược trừ độc, có khả năng trung hòa hay vô hiệu hóa những độc tố trong vài loại trái cây và nước
✦ Nước sắc từ dây cứt quạ giúp ăn uống ngon miệng và kích thích hệ tiêu hóa tốt hơn, bên cạnh đó còn có tác dụng cho bệnh nhân nhiễm cơn sốt, sốt đi sốt lại nhiều lần không dứt. Dung dịch nước ép dây cứt quạ còn dùng để điều trị đau mắt
3. Cách dùng dây cứt quạ điều trị bệnh
➥ Dây cứt quạ trị liệt sau tai biến: Dây cứt quạ lượng vừa đủ mang rửa sạch, thái nhỏ, 4 - 8 hạt mã tiền tươi thái nhỏ trộn đều với dây cứt quạ, sau đó dùng giấm nuôi tưới lượng vừa đủ làm ấm lá thuốc. Cho tất cả hỗn hợp thuốc vào chảo gang, xào nóng lên, không được để khô quá. Cho thuốc vào khăn quấn lại bó vào phần cơ thể bị liệt (không được để quá nóng để tránh bị bỏng). Khi thuốc nguội lấy ra xào lại rồi đắp lên tiếp, nên làm liên tiếp 3 - 5 ngày 1 liệu trình, mỗi ngày bó 3 lần. Mỗi liệu trình cách nhau 1 ngày cho đến kho khỏi hẳn thì dừng
➥ Mát gan giải độc: Mỗi ngày hái một nhúm dây cứt quạ mang rửa sạch cắt nhỏ sắc lấy nước uống
➥ Chữa đau nhức mình mẩy: Lấy lượng vừa đủ rễ dây cứt quạ dã nát pha với nước ấm, xoa và chà xát vào người
4. Lưu ý
- Dây cứt quạ hơi khó uống vì có vị đắng và hôi
- Khi dùng nên có sự hướng dẫn của thầy thuốc và không được lạm dụng quá nhiều
Dây cứt quạ - dùng sao cho đúng cách
5. Địa điểm bán dây cứt quạ uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được dây cứt quạ chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng