Trài tràm [Hình ảnh, công dụng, cách dùng] Mua ở đâu chất lượng tốt nhất?
- Điều trị đau bụng kinh giảm đau khớp từ trái tràm
- Trái tràm hay còn được là đậu dẹp là một loại dược liệu quý dân gian thường dùng để điều trị phong thấp, giảm đau, chữa kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Nhưng hiện nay ít người biết đến loại trái này. Bài viết dưới đây hãy cùng Thảo Dược Thanh Bình đi tìm hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách sử dụng của trái tràm nhé!
- => Xem thêm cây thuốc quý chữa bệnh khác:
Điều trị đau bụng kinh giảm đau khớp từ trái tràm
Trái tràm hay còn được là đậu dẹp là một loại dược liệu quý dân gian thường dùng để điều trị phong thấp, giảm đau, chữa kinh nguyệt không đều ở phụ nữ. Nhưng hiện nay ít người biết đến loại trái này. Bài viết dưới đây hãy cùng Thảo Dược Thanh Bình đi tìm hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách sử dụng của trái tràm nhé!
1. TRÁI TRÀM – NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT TRÁI TRÀM
● Trái tràm có tên khoa học là Entada phaseoloides Merr., E. sandess Benth thuộc học đậu. Trái tràm hay còn được gọi là đậu dẹp, dây bàm. Là loại dây leo, lá kép, cuống chính rộng 2 – 3cm, dài 4-6cm. Hoa màu trắng mọc thành bông dài, ít xuất hiện ở kẽ lá, bông hoa chỉ dài từ 15-20cm, cánh hoa nhỏ. Qủa dài từ 45-60cm có khi lên tới 1m. Hạt trái tràm giống hạt đậu, hình tròn dẹp, phần vỏ dày cứng, hạt có màu nâu.
● Cây tràm mọc hoang ở những rừng thứ sinh, ven suối, ven rừng. Dân gian thường dùng lá, hạt, vỏ cây tràm dạng tươi hoặc sấy khô, hạt thường được thu hái vào mùa đông, tới mùa xuân lột bỏ vỏ, có thể mang hấp hoắc rang, phơi khô hay tán bột.
● Theo đông y dây tràm có vị đắng, hơi chát, tính bình, hạt tràm có vị ngọt, tính bình dùng để chữa phong thấp giúp giảm đau, lợi tiểu.
● Theo nghiêm cứu của trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM cho biết cây tràm có chứa saponin nhiều nhất ở vỏ và hạt. Trong trái tràm còn chứa ancaloit và chất dầu béo màu vàng không có vị.
Điều trị đau bụng kinh giảm đau khớp từ trái tràm
2. CÔNG DỤNG CỦA TRÁI TRÀM
=> Trái tràm được sử dụng trong dân gian đã lâu được xem là một dược liệu quý chữa bệnh. Dưới đây là những công dụng nổi bật từ trái tràm mà bạn nên biết.
● Các chất có trong trái tràm giúp lợi tiểu dùng cho những người đi tiểu khó, tiểu bí và tiểu nhiều lần,..Nên dùng trái tràm để điều trị.
● Trong trái tràm có chứa chất saponin và một số chất khác giúp giảm đau, chống co giật.
● Đậu dẹp có thể kết hợp với một số cây thuốc khác có tác dụng chữa đau bụng kinh ở phụ nữ, kinh nguyệt không đều, đau bụng dưới hoặc đau ngang thắt lưng. Sử dụng trái tràm rất hiệu quả.
● Ngoài ra còn chữa chứng nuốt hơi tức ngực sau sinh, sài giật ở trẻ em, nóng sốt.
● Chữa thấp khớp, đau nhức chân tay ở người già, giảm các chứng đau lưng, mỏi gối.
● Trái tràm còn dùng để chữa đau dạ dày, thoát vị đĩa đệm, trĩ.
● Điều trị rắn cắn, đòn ngã tổn thương, trừ thấp, hoạt huyết.
3. CÁCH SỬ DỤNG TRÁI BÀM HIỆU QUẢ NHẤT – NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG
=> Trái tràm là một dược liệu quý chữa nhiều bệnh nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng tốt nhất. Dưới đây là một số bài thuốc và cách dùng trái tràm hiệu quả nhất.
● Chữa đau bụng kinh ở phụ nữ: 1kg ké đầu ngựa, 100g vỏ quýt, 5 miếng gừng lùi, dây cứt quạ, lá quao mỗi loại 1kg, 1kg cỏ mực, 0,5kg thuốc cứu, 500g trái tràm rang tán nhỏ. Mang tất cả dược liệu trừ trái tràm thái nhỏ đun sôi, thêm 3 lần nước. Nấu đến khi thấy sền sệt dạng cao thì bỏ bột trái tràm vào khuấy đều. Đổ cao vào lọ dùng dần. Mỗi lần dùng khoảng 3-4 muỗng cà phê pha vào nước, ngày uống 2 lần trước khi ăn. Sử dụng liên tiếp trong vài ngày sẽ thấy được hiệu quả.
● Điều trị nóng sốt, co giật ở trẻ em: 50g lá tràm tươi, kết hợp với lá chanh, lá găng châu giã nhỏ. Tất cả giã dập xoa lên người trẻ.
● Chữa nuốt hơi ngực sau sinh: 100g rễ lài dưa, 100g trái tràm mang đốt cháy đen. Lấy dược liệu trên trộn đều tán nhỏ. Khi uống lấy khoẳng 1-2 muỗng cà phê pha với nước nóng, uống ngày 2 lần.
● Chữa bệnh ghẻ: Dùng vỏ cây tràm giã nát ngâm với nước xát lên nơi bị ghẻ. Sử dụng khoảng 3-5 ngày sẽ có hiệu quả.
● Dùng tắm gội thay xà phòng: Lấy vỏ cây tràm cắt thành từng mảnh, đập nát, phơi khô. Khi dùng ngâm vào nước sẽ ra nước màu nâu đỏ, dùng để tắm hoặc gội đầu.
✦ Lưu ý: Hạt có độc nên thường dùng để duốc cá, để chữa bệnh. Nên dùng liều nhỏ, và chế biến cẩn thận đúng cách. Người đang mang thai không được sử dụng trái tràm.
Điều trị đau bụng kinh giảm đau khớp từ trái tràm
4. MUA TRÁI TRÀM Ở ĐÂU TẠI TPHCM UY TÍN CHẤT LƯỢNG NHẤT