Một số cách sử dụng cây bồ đề hiệu quả để bạn tham khảo
➤ Ngoài việc trồng cây bồ đề làm cảnh ra thì loại cây này còn được dùng làm thuốc trong Đông Y để chữa bệnh. Dược liệu này có tác dụng như giảm đau, sát trùng, trị đau nhức xương khớp rất hiệu quả. Cùng tìm hiểu thông tin dưới đây để giúp bạn hiểu hơn về cây bồ đề có công dụng và cách dùng cây bồ đề như thế nào cho hiệu quả nhé!
Giới thiệu về cây bồ đề
● Cây bồ đề hay còn được gọi là cánh kiến trắng, an tức bắc, săng trắng, bồ đề trắng, hu món (Tày), cây đề, cây giác ngộ. Cây có tên khoa học là Ficus rumphii hoặc Ficus religiosa, thuộc chi Đa đề và có nguồn gốc từ Ấn Độ.
● Cây bồ đề phân bố chủ yếu ở Ấn Độ sau đó cây được nhân giống rộng sang phía Tây Nam Trung Quốc vào khu vực Đông Nam Á rồi vào Việt Nam nước ta.
● Cây bồ đề là loại cây thân gỗ lớn có thể cao 15 – 20m, có cây còn cao tới 30m, vỏ thân nhẵn, màu nâu hay màu nâu xám. Cây bồ đề còn có vảy và mang nhiều rễ, phân cành nhánh nhiều khi non có lông, sau nhẵn màu nâu, cọng rủ xuống tạo thành tán lá rộng và rậm rạp.
● Lá bồ đề có chiều dài 10 – 17cm và rộng 8 – 12cm. Lá có dạng hình trái tim, có cuống dài 6 – 10 cm. Lá cây này có màu xanh lục đậm làm nổi bật lên phần gân lá hình chân chim màu trắng xanh.
● Hoa bồ đề thường chủ yếu mọc thành từng cụm. Hoa đơn tính, nhỏ có hình cầu. Hoa có màu đỏ xinh đẹp và thường nở từ tháng 2 hàng năm kéo dài đến tận cuối tháng 4.
● Quả bồ đề có dạng hình cầu, có kích thước đường kính chỉ khoảng 1-1,5cm. Quả gần như không có cuống và quả cũng mọc thành từng chùm giống như hoa. Quả bồ đề khi còn non có màu xanh lục và chín có màu lục điểm tía.
● Cây bồ đề là loài cây ưa sáng, ưa ẩm, có khả năng chịu rét mạnh, nhưng cây không chịu được nhiệt độ cao. Vào thời kỳ khí hậu rét từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau cây ngừng phát triển và đây cũng là mùa cây rụng lá.
Bộ phận sử dụng cây bồ đề và cách bào chế cây bồ đề
☛ Toàn bộ các bộ phận của cây bồ đề đều được sử dụng để làm thuốc. Trong đó, phổ biến nhất là lá và tinh dầu, nhựa của cây (An tức hương)…
☛ Nhựa cây thường được thu vào mùa hạ và mùa thu hoặc là lấy từ thân cây bị tổn thương. Nhựa cây được lấy bằng cách rạch một đường trên thân cây rồi dùng dụng cụ hứng nhựa. Sau khi nhựa bồ đề kết thành những giọt to.
☛ Nhựa cây sau khi được thu hoạch đem về, đem ngâm với rượu rồi nấu sôi từ 2 – 3 lần cho đến khi nhựa bồ đề chìm xuống dưới. Vớt ra và thả vào nước lạnh cho nhựa có thể cứng lại, cuối cùng đem phơi khô rồi dùng dần.
Cây bồ đề có công dụng gì?
✤ Theo Đông y, lá bồ đề có tính bình, vị cay, đắng và đặc biệt là không chứa độc.
✤ Ngoài ý nghĩa tâm linh và Phật giáo, cây bồ đề còn được trồng để dùng làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt, hiệu quả trong việc sát trùng, giảm đau và hỗ trợ điều trị bệnh đau nhức xương khớp.
✤ Ngoài ra, cây bồ đề còn có một số công dụng chính khác như:
- Giúp giảm đau, giảm sưng, chống viêm, bổ huyết
- Xoa dịu cơn đau nhức, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương
- Cải thiện các vấn đề về tiêu hóa, hỗ trợ điều trị đau bụng, tiêu chảy.
- Hỗ trợ ổn định nhịp tim, trị đau răng, viêm phế quản mạn tính.
- Ngoài ra, bồ đề còn được dùng để điều trị nẻ vú, điều hòa kinh nguyệt, trị sỏi thận, hôn mê, trúng phong,...
Cách sử dụng cây bồ đề trong điều trị bệnh
Dược liệu có thể dùng dưới dạng sắc hoặc hoàn tán với liều lượng 0.5 – 2g mỗi ngày.
Dưới đây là một số cách dùng từ cây bồ đề mà bạn có thể tham khảo:
✦ Đau răng: Chồi non và lá cây bồ đề rửa sạch rồi giã vắt lấy nước cốt súc miệng để làm giảm cơn đau răng.
✦ Ổn định nhịp tim nhanh: Nhựa cây bồ đề mài lấy khoảng 2g bột mịn rồi pha cùng với nước ấm uống hàng ngày. Cách này còn có tác dụng ngăn chặn tình trạng hồi hộp.
✦ Ho: Nhựa cây bồ đề 0,5g sau khi mài thì trộn đều cùng với mật ong uống ngày 2-4 lần. Nếu kiên trì có thể đẩy lùi cơn ho cũng như là giảm ngứa họng.
✦ Sát trùng: Chồi non hoặc lá cây bồ đề rửa sạch, giã nát, thêm ít nước, trộn đều rồi vắt lấy phần nước cốt. Bạn dùng tăm bông tẩm dược liệu rồi thoa đều lên miệng vết thương.
✦ Viêm phế quản mạn tính: Lấy 5g nhựa cây bồ đề đem tán thành bột mịn. Sau đó hòa cùng với ít rượu, khuấy đều cho tan rồi trộn thêm 100ml siro, lắc đều. Mỗi ngày uống chừng 2 lần, mỗi lần sử dụng từ 10 – 20g.
✦ Tức ngực, giảm đau bụng, đầy hơi: Lấy 9g mỗi loại gồm bồ đề, đại hồi, hoắc hương, hương phụ, sa nhân, mộc hương, cam thảo và 6 g mỗi loại gồm đinh hương, trầm hương. Các vị đem tán mịn, trộn đều sau đó thêm mật ong rồi pha uống hàng ngày với nước tía tô.
✦ Trúng gió: Nếu không may bị trúng gió, bạn có thể lấy khoảng 4g lá bồ đề kết hợp cùng với 20g ngưu hoàng, 8g quỳ cửu; 4,8g mỗi loại gồm đơn sa, nhũ hương, hùng hoàng rồi đem các dược liệu tán thành bột. Sau đó, bạn đun cùng với 4g mỗi loại gồm sinh khương và thạch xương rồi dùng nước này để uống.
✦ Đau nhức xương khớp: Đun nóng chảy nhựa cây bồ đề rồi trộn cùng với một miếng thịt heo cho vào ống tre đem nướng với lửa lớn. Hướng miệng ống tre đến vị trí khớp bị đau để xoa dịu tình trạng đau nhức khớp. Cần lưu ý, để tránh tình trạng bay hơi ra từ ống tre cũng như là làm bỏng da vì quá nóng thì bạn cần đảm bảo miệng ống và cơ thể cách nhau một khoảng an toàn nhé!
✦ Làm lành vết thương, nẻ vú: 20g nhựa bồ đề ngâm trong 100ml cồn 80 độ, trong bình thủy tinh khoảng 15 ngày, rồi dùng dược liệu này thoa đều lên vị trí bị thương.
✦ Viêm chân răng: Nhựa bồ đề 20g ngâm trong cồn 80 độ, trong bình kín. Cần đảm bảo lượng cồn được ngập qua nhựa bồ đề rồi ngâm từ 10 - 15 ngày. Sau khi đủ thời gian, bạn chắt lấy nước ngậm từ 5 - 7 phút mỗi ngày. Hoặc sử dụng nước bồ đề này để xoa lên miệng vết thương sẽ giúp miệng vết thương hở chóng lành hơn.
=>> Lưu ý:
- Khi sử dụng chiết xuất từ cây bồ đề có thể mang lại những phản ứng phụ như là tiêu chảy, phát ban. Chính vì vậy, bạn không nên uống cùng lúc với lượng lớn chiết xuất từ bồ đề hay bôi quá nhiều lên miệng vết thương.
- Chỉ nên sử dụng dược liệu bồ đề trong việc điều trị bệnh khi có sự tư vấn và kê đơn thuốc từ bác sĩ chuyên khoa. Với phụ nữ đang mang thai hay đang trong thời kỳ cho con bú không nên tùy ý sử dụng dược liệu cây bồ đề.
Địa điểm bán cây bồ đề uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được cây bồ đề chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng