Liên kiều và một số công dụng chữa bệnh hay
Liên kiều khi được nhắc đến chắc hẳn còn khá là xa lạ với nhiều người, nhưng không vì thế mà vị thuốc này ít được sử dụng, ngược lại rất được Đông y ưa chuộng và sử dụng trong một số bài thuốc điều trị các bệnh như: viêm phế quản, viêm amidan, đau họng, sốt... Cùng chúng tôi tìm những đặc điểm, công dụng, cách dùng vị thuốc đặc biệt này nhé!
1. Đôi nét đặc điểm thực vật của liên kiều
● Liên kiều chính là quả phơi khô của cây liên kiều hay còn được gọi là trúc căn, hạ liên tử, hoàng thọ đan. Tên khoa học là Forsythia suspense, thuộc họ nhài
● Liên kiều là loài cây chủ yếu được trồng ở Trung Quốc, cây cao khoảng 2 - 4m, cành có nhiều đốt, nhỏ, giữa các phần đốt là thân rỗng. Lá mọc đối, hình trứng, mép lá có răng cưa không đều nhau. Hoa liên kiều có màu vàng, tràng và đài hoa hình ống. Quả hình dẹp, khô, đầu nhọn, 2 bên có cạnh lồi, vỏ ngoài có màu nâu nhạt, khi quả chín mở ra như mỏ chim, bên trong chứa nhiều hạt
● Liên kiều thường được thu hái vào mùa thu, khi quả đã gần chín, hoặc hơi có màu xanh lục. Liên kiều được chia ra làm 2 loại: Liên kiều thu hái vào tháng 8 - 9 khi quả chưa chín, nhúng vào nước sôi, sau đó lấy ra phơi hoặc sấy khô được gọi là thanh kiều, còn loại được thu hái vào tháng 10 khi quả đã chín vàng được gọi là lão kiều. Dược liệu có vị đắng, tính hàn và không độc
Đặc điểm của liên kiều
2. Công dụng của liên kiều
✦ Liên kiều có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp ức chế nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm…
✦ Liên kiều giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị viêm phế quản, viêm amidan, đau họng, cảm sốt
✦ Giúp lợi tiểu, giải nhiệt, thanh lọc cơ thể, bảo vệ gan, thích hợp cho người bị nóng trong, mụn nhọt
✦ Nước sắc của liên kiều giúp hỗ trợ điều trị viêm thận, hạ huyết áp và các bệnh về mắt rất tốt
✦ Dùng liên kiều còn có tác dụng ngăn ngừa và điều trị các bệnh lậu, giang mai, phát ban, mẩn ngứa, nổi mề đay, giảm tình trạng nôn mửa
3. Cách dùng liên kiều và một bài thuốc chữa bệnh
➥ Làm thuốc hạ sốt cho trẻ nhỏ: Dùng liên kiều, cam thảo, phòng phong, sơn chi tử mỗi vị lượng bằng nhau. Tất cả vị thuốc trên mang tán bột mịn, mỗi lần dùng 6g mang sắc với 250ml cho đến khi còn 150ml, lọc lấy nước uống hết trong ngày
➥ Điều trị ốm mới phát, sốt: Dùng 30g liên kiều, bạc hà, cát cánh mỗi vị 20g, cam thảo, trúc diệp mỗi vị 10g, kinh giới, ngưu bàng tử, đậm đậu xị mỗi vị 20g. Tất cả mang tán bột mịn, lấy 20g uống mỗi ngày với nước sắc vi căn tươi
➥ Chữa dị ứng, phát ban, thủy đậu: Dùng liên kiều, vừng đen mỗi vị bằng nhau, mang tán bột, lấy uống mỗi lần 4g, ngày uống 3 lần. Hoặc dùng 8g liên kiều, 6g hạ khô thảo, hải tảo, cam thảo mỗi vị 5g. Tất cả vị trên mang sắc với 600ml nước cho đến khi còn 200ml nước, lấy uống 3 lần trong ngày
➥ Chữa mụn nhọt: Dùng liên kiều, dã cúc, phan tả diệp mỗi vị 12g, mang sắc với nước uống trong ngày
➥ Chữa nôn mửa: Dùng liên kiều, tô diệp mỗi vị 12g và xuyên liên 8g, 5ml nước gừng. 3 vị trên mang sắc với nước cho đến khi còn khoảng 100 - 150ml. Lấy thuốc uống làm nhiều lần trong ngày với nước gừng
➥ Chữa ban xuất huyết, giảm tiểu cầu: Dùng 20g liên kiều mang sắc với 500ml nước đến khi còn 250ml, lấy uống làm 2 lần trong ngày
➥ Chữa lao hạch: Dùng liên kiều, huyền sâm, hạ khô thảo mỗi vị 12g, mẫu lệ 20g. Các vị trên mang sắc nước uống hết trong ngày
4. Lưu ý
Nếu ung nhọt đã vỡ mủ thì không nên dùng liên liều
Liên kiều và những tác dụng với sức khỏe
5. Địa điểm bán liên kiều uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được liên kiều chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng liên kiều hiệu quả để mang lại sức khỏe tốt nhất cho bạn và gia đình.