Lá muồng trâu và những công dụng chữa bệnh
Lá muồng trâu là loài cây khá phổ biến và mọc hoang nhiều tại nước ta, toàn bộ cây đều được sử dụng làm thuốc, đặc biệt là lá muồng chứa dược tính cao được ứng dụng nhiều trong Đông y chữa các bệnh thường gặp như: bệnh xương khớp, nấm da, chàm, vảy nến, táo bón… Để hiểu rõ hơn về vị thuốc này, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Lá muồng trâu và một số đặc điểm thực vật
● Lá muồng hay còn được gọi là muồng trâu, muồng lác, cây lác. Tên khoa học là Cassia alata L, thuộc họ đậu. Cây có nguồn gốc từ Nam Mỹ, hiện nay được trồng rất nhiều tại nước ta như: Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Nghệ An
● Muồng trâu thuộc loài thực vật thân nhỡ, cao khoảng 1.5 - 3m, thân cây dạng gỗ mềm. Lá muồng dạng kép lông chim, lá chét hình trứng đầu và gốc lá tròn. Hoa mọc thành cụm, có nhiều bông dài, màu vàng hơi sẫm hay màu nâu nhạt. Quả hình đậu, bên trong quả có chứa nhiều hạt nhỏ
● Cây muồng trâu phát triển mạnh vào mùa hè, vì vậy có thể thu hoạch lá cây vào thời điểm từ tháng 9 - 11 hàng năm. Lá muồng có thể dùng tươi hoặc phơi khô, bên cạnh đó cành, rễ, hạt của cây muồng trâu cũng được thu hái để làm thuốc. Lá muồng có vị cay, tính ấm
Lá muồng trâu và những đặc điểm
2. Công dụng của lá muồng
✦ Lá muồng có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, sát trùng, làm thuốc nhuận tràng, chữa táo bón, khó tiêu
✦ Lá muồng giúp giảm ngứa, dị ứng, điều trị các vùng da bị hắc lào, ghẻ lở, viêm da, mẩn ngứa, nổi mụn nhọt, nấm da
✦ Lá muồng có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan, ngăn ngừa bệnh viêm gan, vàng da
✦ Giúp kích thích hệ tiêu hóa, điều trị viêm họng, viêm amidan, thấp khớp hiệu quả
Bài thuốc chữa lang ben, hắc lào bằng lá muồng trâu
3. Cách dùng lá muồng và một số bài thuốc chữa bệnh
➥ Chữa táo bón: Dùng 10g lá muồng, 10g đại hoàng, 20g chút chít, sắc với 500ml nước, lấy nước uống trong vòng 1 tuần, bệnh sẽ khỏi. Hoặc dùng lá muồng, rửa sạch sắc với 1 lít nước, lấy uống 1 ly trước khi đi ngủ
➥ Chữa lang ben: Dùng 1 nắm lá muồng, mang rửa sạch, sắc với 500ml nước và một ít muối, lấy nước pha với nước lạnh cho ấm, sau đó đem đi tắm
➥ Chữa hắc lào, ghẻ lở: Dùng lá muồng tươi mang giã nát, cho thêm chút muối, nước, đắp lên vùng da bị bệnh
➥ Chữa bệnh vảy nến: Dùng 100g lá muồng mang rửa sạch, rồi xay nhuyễn với một ít muối, lấy bông thấm phần nước chấm lên vùng da bị bệnh. Nên dùng ngày 1 lần để bệnh khỏi nhanh chóng
➥ Chữa mẩn ngứa, dị ứng da: Lá muồng mang rửa sạch xay nhuyễn, nấu với nước cho hỗn hợp sệt lại, lấy bôi lên vùng da bị ngứa ngày 2 - 4 lần
➥ Chữa ngứa rát cổ họng, viêm amidan: Dùng 100g lá muồng mang rửa sạch bằng muối, rồi xay nhuyễn với 250ml nước, lọc lấy nước cốt súc miệng hàng ngày
➥ Chữa viêm khớp: Dùng muồng trâu, quế chi, rễ cỏ xước, dứa dại. Các vị trên mang sắc với 1 lít nước, cho đến khi còn 500ml, lấy uống mỗi ngày, uống liên tục 10 ngày
➥ Chữa vàng da, đau gan, mát gan: Dùng lá muồng sắc nước uống mỗi ngày. Hoặc lá muồng tươi rửa sạch, giã nát lấy nước uống. Cũng có thể dùng lá muồng khô mang tán bột mịn, mỗi ngày dùng 2 - 6g bột
4. Lưu ý
- Phụ nữ có thai, cho con bú, người thuộc thể hàn, khí dương suy không được dùng lá muồng trâu
- Không nên sử dụng lá muồng trong thời gian dài
Ưu điểm có trên lá muồng trâu
5. Địa điểm bán lá muồng trâu uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được lá muồng trâu chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng lá muồng trâu hiệu quả để mang lại sức khỏe tốt nhất cho bạn và gia đình.