Công dụng và cách dùng hoàng cầm chữa bệnh
Hoàng cầm đã có mặt từ rất lâu trong những bài thuốc Đông y của Việt Nam, nhiều người còn sử dụng thảo dược này để điều trị một số bệnh vặt như: ho nhiều đờm, mụn nhọt, kiết lỵ… Để hiểu rõ hơn về đặc tính cũng như công dụng cây hoàng cầm, mời bạn đọc tham khảo những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây của Thảo Dược Thanh Bình nhé!
1. Hoàng cầm đặc điểm thực vật
● Hoàng cầm còn có tên gọi khác như: hoàng văn, túc cầm, đỗ phụ, khô cầm… Có tên khoa học là Scutellaria baicalensis Georg thuộc họ hoa môi
● Hoàng cầm là cây thân thảo nhỏ, sống lâu năm, thân vuông phân thành nhiều nhánh, thân cây không có lông, rễ hình chùy phình to. Lá hoàng cầm mọc đối, hình mác, đầu nhọn, mép nguyên, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới màu xanh nhạt, cả 2 mặt lá có điểm tuyến màu đen. Hoa mọc thành chìm ở đầu cành màu lam tín, quả màu nâu sẫm, bên trong có hạt tròn màu đen. Mùa hoa vào tháng 7 - 8, quả vào tháng 8 - 9
● Hoàng cầm là cây dễ mọc nhưng chưa phát triển được ở Việt Nam, chủ yếu được nhập từ Trung Quốc
● Bộ phận rễ của hoàng cầm được Đông y sử dụng làm thuốc chữa bệnh, rễ cây có dạng chùm xoắn, mặt rễ có màu nâu vàng, bên trong có nhiều mẫu vụn màu đen tối. Rễ cây hoàng cầm to dài, chắc là rễ tốt, rễ xốp, nhỏ ngắn lá rễ xấu. Rễ già rỗ ruột được gọi là phiến cầm hoặc khô cầm, còn rễ con chắc mịn thì được gọi là điều cầm hoặc tứ cầm
● Hoàng cầm được thu hoạch vào mùa xuân thu là tốt nhất, nhười ta thường cắt bỏ các rễ con, mang đi rửa sạch và cạo lớp vỏ sần bên ngoài, sau đó mang đi phơi hoặc sấy khô. Theo Đông y hoàng cầm có tính hàn, vị đắng
Giới thiệu dược liệu hoàng cầm
2. Hoàng cầm có tác dụng gì?
✦ Hoàng cầm có tác dụng kháng khuẩn, ức chế với nhiều loại vi khuẩn như: trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu khuẩn, song cầu khuẩn viêm não, ho gà, thương hàn
✦ Hoàng cầm cũng được sử dụng như một loại thuốc mát rất tốt trong điều trị cảm sốt, cảm mạo, trừ ho, trừ đờm, lợi tiểu, làm giảm triệu chứng viêm phổi, viêm phế quản
✦ Gần đây qua nhiều nghiên cứu cho thầy hoàng cầm có khả năng điều trị chứng nhức đầu, mất ngủ, cao huyết áp, an thai hiệu quả.
✦ Hoàng cầm sau khi chế biến có tác dụng cầm máu, chảy máu cam, tiểu ra máu, rong kinh, chống oxy hóa rất tốt
✦ Điều trị mắt sưng đỏ, mụn nhọt, đau bụng kiết lỵ, giun, vàng da. Đặc biệt trong y học còn dùng hoàng cầm để làm thuốc bổ, an thần, chống co giật, trị rối loạn chức năng thần kinh trung ương, động kinh và viêm cơ tim, thấp khớp cơ
3. Cách sử dụng hoàng cầm
➥ Chữa đau bụng, kiết lỵ kèm miệng đắng: 12g hoàng cầm, 8g thược dược, 8g cam thảo, 3 quả đại táo. Sắc các vị trên với 1 lít nước trong 20 phút. Chia nước thuốc thành nhiều lần uống hết trong ngày, uống thuốc khi còn ấm
➥ Chữa chảy máu cam, nôn ra máu: 40g hoàng cầm bỏ phần ruột đen mang tán mịn. Mỗi lần dùng 12g sắc với 1 chén nước đến khi còn 6 phân, lấy uống khi còn ấm
➥ Chữa rong kinh: 120g hoàng cầm sắc với 3 lít nước cho đến khi còn 1.5 lít, chia thành nhiều lần uống hết trong ngày
➥ Chữa động thai: Hoàng cầm, thược dược, bạch truật mỗi vị 12g và 8g đương quy, 4g xuyên khung. Sắc các vị trên với nước, uống thuốc khi còn ấm
➥ Chữa cảm mạo kèm sốt: Hoàng cầm, khương hoạt, bạch chỉ, cát cánh mỗi vị 6g, 10g cát căn, 4g sài hồ, 2g cam thảo, 16g thạch cao, 2 quả đại táo và 3 lát gừng tươi. Sắc các vị thuốc trên, ngày uống 1 thang
➥ Chữa tiêu chảy cấp tính: 12g hoàng cầm, 20g nhân trần, 16g kim ngân hoa, mộc thông, cát căn mỗi vị 12g, hoắc hương, cam thảo mỗi vị 6g và 8g hoàng liên. Sắc uống một thang mỗi ngày
4. Lưu ý
- Phụ nữ có thai thể hàn, người có tỳ vị hư hàn không có thấp nhiệt không được sử dụng hoàng cầm
- Người bị tiêu chảy do hàn hay phế có hư nhiệt không được sử dụng
Công dụng và cách dùng hoàng cầm chữa bệnh
5. Địa điểm bán hoàng cầm uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được hoàng cầm chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng