Mua bán củ ráy tại TP.HCM uy tín chất lượng tốt nhất
1. Mô tả - giới thiệu về củ ráy
✿ Tên gọi khác: Ráy dại, dạ vũ
✿ Tên khoa học: Alocasia macrorrhizos, là loài thực vật có hoa thuộc họ ráy
✿ Mô tả: Ráy là loại cây mềm trông giống như cây mùng hoặc cây khoai sáp, thân hình bẹ cao 0.3 - 1.4m. Phần dưới sát gốc lại bò lên trên mặt đất, phần trên đứng, dưới gốc có thân rễ hình cầu dần phát triển thành củ, dài, to và nhiều đốt ngắn. Lá to hình tim, cuống lá to dài 30 - 60cm, củ có vỏ màu vàng nâu, ăn vào gây ngứa miệng và họng
2. Phân bố - thu hái và chế biến củ ráy
★ Phân bố: Mọc hoang ở bìa rừng, ven suối trong vườn, những nơi có độ ẩm, ướt...
★ Thu hái và chế biến: Củ ráy được đào lấy củ ở những cây 2 - 3 năm trở lên. Đào về rửa sạch đất cát, cắt bỏ rễ con, cạo bỏ vỏ ngoài, thái mỏng ngâm trong nước sạch 5 - 7 ngày, thay nước thường xuyên, rồi phơi khô. Khi dùng tươi, phải rang với gạo cho tới khi gạo cháy, rồi thêm nước vào đun sôi đến khi gạo mềm nhừ thì lấy ra. Dùng khô hay tươi đều được (ráy khô dùng có tác dụng tốt hơn)
Khi chế biến thường bị ngứa tay cần chú ý
Vị thuốc củ ráy khô chất lượng tại Thảo dược Thanh Bình
3. Công dụng của củ ráy
▲ Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, ngứa lở
▲ Giúp chữa sốt rét, cảm hàn, tê buốt bàn chân, đau lưng, mỏi gối
▲ Giúp điều trị mụn nhọt, sưng tay chân
▲ Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, gout
Bài thuốc trị mụn nhọt lở loét từ củ ráy
4. Sử dụng củ ráy như thế nào cho hiệu quả
Chữa gout (thống phong): Củ ráy sao vàng 50g, chuối hột quả chín thái mỏng sao vàng 30g. Sắc uống liên tục, hoặc củ ráy 20g, chuối hột khô 20g, lá lốt khô 20g, sắc chung, điều trị viêm đau nhức rất tốt (trong viêm đa khớp dạng thấp)
Cao dán mụn nhọt: Một củ cây ráy tươi nặng chừng 80 - 100g, nghệ một củ chừng 60g. Củ cây ráy gọt sạch vỏ, giã nát nhừ cùng với nghệ, sau cho dầu vừng vào nấu nhừ. Thêm dầu thông và sáp ong vào, khuấy cho tan, để nguội, phết lên giấy gián vào nơi mụn nhọt. Nếu mới mọc thì sẽ thường tan, đã mọc rồi sẽ có tác dụng hút mủ
Nấm kẽ chân: Lá ráy 50g, lá trầu không 8g, cho nước đủ ngập, đun sôi để nguội, ngâm chân
Mẩn ngứa mạn tính: Củ cây ráy gọt sạch vỏ, xắt mỏng nấu với muối đem xông hoặc rửa (không được pha nước lạnh hoặc củ cây ráy cao từ 1m trở lên thái lát phơi khô tán bột. Mỗi khi cần, nấu với nước cho sôi 1 tiếng trở lên để có dạng hơi đặc, bôi lên chỗ ngứa rất công hiệu
Sốt không ra mồ hôi: Củ cây ráy xắt mỏng, sao vàng hạ thổ, sắc kỹ cho uống nóng. Bên ngoài, dùng xoa xát khắp người
Chữa ghẻ: Giã củ ráy tươi xoa xát vào chỗ ghẻ
Rắn cắn: Tuỳ theo độ tuổi dùng 10 - 20g củ cây ráy giã nát, nửa đắp lên chỗ bị cắn, nửa khuấy nước cho uống. Nên uống đến khi thấy ngứa chứng tỏ nọc độc đã hết
Chữa trị cảm hàn: Người sốt cao, lấy củ ráy tươi cắt đôi chà thử vào mu bàn tay, nếu không ngứa thì dùng nửa củ đó chà khắp xương sống và chà khắp lưng. Còn một nửa thái mỏng đun với nước thật sôi, uống lấy 1 bát. Làm khoảng 5 lần như vậy bệnh sẽ khỏi
Ngứa do lá han: Đi rừng nhỡ chạm phải lá han gây ngứa tấy, cắt lấy nửa củ ráy chà vào chỗ ngứa do lá han, sẽ khỏi
Một số công dụng của củ ráy
5. Địa điểm bán củ ráy uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được củ ráy chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng