Mua bán rễ cỏ tranh tại TP.HCM uy tín chất lượng tốt nhất
Có lẽ ai trong chúng ta cũng đã từng thưởng thức cốc nước sâm mát lạnh trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên ít tai biết được một trong những nguyên liệu làm ra nó lại chính là rễ cỏ tranh, một loại cây mọc hoang và bị xem là kẻ thù của nhà nông. Vậy công dụng của rễ cỏ tranh là gì? Uống rễ cỏ tranh có tốt không?. Mời bạn đọc tham khảo trong bài viết dưới đây của Thanh Bình nhé!
1. Đặc điểm rễ cỏ tranh
● Rễ cỏ tranh tươi còn được Đông y gọi với cái tên là sinh mao căn, rễ cỏ tranh khô được gọi là bạch mao căn. Loài cây này sống lâu năm, có sức sống mãnh liệt, thường mọc thành các bụi lớn, rễ lan dài và ăn sâu dưới lòng đất, rễ cứng và khỏe, có màu trắng ngà đến vàng nhạt, trên thân rễ có nhiều đốt, xung quanh có rễ con và các lá vẩy
● Lá cây mọc đứng và cứng, mép lá có thể cứa đứt tay, hoa có màu trắng sợi bông, hình chùy. Cây cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió
● Rễ cỏ tranh là loài cây mọc dại, vì vậy có thể tìm thấy dược liệu này ở khắp các tỉnh thành trên đất nước Việt Nam. Có thể thu hoặch rễ cỏ tranh quanh năm, mang về rửa sạch, phơi khô làm thuốc
Đặc điểm về dược tính rễ cỏ tranh
2. Rễ tranh có tác dụng gì?
Với những người chưa biết, chưa rành về Đông y thì chỉ coi rễ cỏ tranh là một loài thực vật, sống hoang dại mà không có giá trị, nhưng ẩn sâu trong mình thứ rễ cây này lại có công dụng điều trị một số bệnh sau:
● Rễ cỏ tranh có tính mát, vị ngọt nên có tác dụng thanh nhiệt, giải khát rất tốt. Nó còn giúp tiêu ứ huyết, lợi tiểu, thanh phế vị nhiệt
● Theo dân gian rễ cỏ tranh còn được sử dụng chữa chảy máu cam, tiểu ra máu, bí tiểu khá là hiệu quả
● Có nhiều nghiên cứu cho thấy dược liệu rễ cỏ tranh có tác dụng tương đối tốt trong việc hỗ trợ điều trị các bệnh về thận như: Điều trị viêm thận cấp và mãn tính, giúp rút ngắn thời gian điều trị
● Dùng rễ cỏ tranh giúp hạ huyết áp, lợi niệu, tiêu thũng
● Những người gan yếu hay hút thuốc, uống rượu bia, hoặc mắc các chứng bệnh về gan, có thể dùng nước sắc từ rễ cỏ tranh để thanh lọc cơ thể, giải độc, mát gan
● Người bị loét dạ dày, đầy bụng, đầy hơi, ợ chua, ăn không tiêu, hay bị đi ngoài hoặc táo bón sử dụng phương thuốc dân gian từ rễ cỏ tranh giúp chữa bệnh tận gốc mà lại không hại sức khỏe
3. Bài thuốc chữa bệnh từ rễ cỏ tranh
✦ Chảy máu cam: 36g bạch mao căn, 18g chi tử, sắc với 400ml nước, đến khi còn 100ml nước. Uống nóng trước khi đi ngủ hoặc sau bữa ăn. Hoặc dùng 80g sinh mao căn, sắc nước uống hằng ngày. Uống nguội sau bữa ăn. Uống liên tục 7 - 10 ngày
✦ Lợi tiểu: 30g bạch mao căn, 40g râu ngô, 25g xa tiền tử, 5g hoa cúc. Mỗi lần sắc lấy 50g các vị trên hãm với 0.75ml nước sôi. Uống hết trong ngày. Dùng liên tục trong 10 ngày
✦ Điều trị viêm đường tiết niệu: 10g rễ cỏ tranh khô, 20g lá đinh lăng, 20g kim ngân, 20g rau diếp cá, 20g rau má, 20g kim tiền thảo, 16g tam điệp, 16g hương nhu. Mang tất cả các nguyên liệu rửa sạch sắc với nước. Uống hết trong ngày
✦ Chữa viêm thận cấp: 200g rễ cỏ tranh khô sắc với 500ml nước, đến khi còn 150ml nước, chia ra ngày uống 2 lần. Uống liên tục 1 tháng để có hiệu quả
✦ Thanh nhiệt giải độc: Rễ cỏ tranh tươi 200g, sắc với 700ml nước. Uống hằng ngày, thay nước trà
✦ Chữa hen suyễn: Rễ cỏ tranh tươi 20g, sắc nước, uống sau bữa ăn tối khi thuốc còn ấm. Dùng liên tục trong 8 ngày
✦ Chữa sốt xuất huyết: 20g rễ cỏ tranh khô, 20g cỏ mực, 20g rau má, 16g tang diệp, 16g kinh giới, 24g đậu đen sao vàng, 12g cam thảo. Sắc nước, chia 2 lần uống hết trong ngày
4. Lưu ý
Phụ nữ có thai, người tiểu nhiều mà miệng không khát, người có thể chất hư hàn không được sử dụng rễ cỏ tranh
Công dụng trị bệnh của rễ cỏ tranh
5. Địa điểm bán rễ cỏ tranh uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được rễ cỏ tranh chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng rễ cỏ tranh hiệu quả để mang lại sức khỏe tốt nhất cho bạn và gia đình.