Phụ tử dược liệu hay chữa bệnh hiệu quả
Phụ tử là vị thuốc nằm trong tứ đại danh dược hàng đầu trong Đông y gồm "Sâm, quế, nhung, phụ" . Phụ tử được dành khá nhiều lời khen và cũng xuất hiện nhiều trong các bài thuốc ôn thận tráng dương, chữa đau nhức xương khớp... Trong bài viết này cùng thaoduocthanhbinh.com tìm hiểu những đặc điểm, công dụng cũng như cách dùng vị thuốc trứ danh này nhé!
1. Phụ tử và một số đặc điểm thực vật
● Phụ tử hay còn được gọi là cây ô đầu, ô phụ tử, hắc phụ… Có tên khoa học là Aconitum fortunei Hemsl, thuộc họ hoàng liên
● Phụ tử là vị thuốc được lấy từ rễ con đã được phơi hay sấy khô của cây ô đầu. Đây là loài thực vật thân cỏ, mọc thẳng, cao khoảng 60 - 100cm, toàn cây có lông ngắn. Lá có 3 thùy, hình trứng ngược, mép lá có răng cưa ở nửa trên, cả 2 mặt lá đều có lông. Hoa ô đầu mọc thành chùm, dài khoảng 6 - 15cm, hoa có màu xanh tím. Quả mỏng, có 5 đại, bên trong hạt có vảy. Rễ mọc tạo thành củ hình con quay, mặt ngoài màu nâu đen, có nhiều nếp nhăn dọc, bên cạnh củ có nhiều rễ con, chất cứng, khó bẻ. Trong đó rễ cái (củ cái) được gọi là cây ô đầu, rễ con (củ con) là phụ tử
● Cây ô đầu được trồng nhiều ở các vùng miền núi tây Bắc nước ta, nhiều nhất là Sapa, Lai Châu, Hà Giang
● Để có thể lấy được dược liệu phụ tử làm thuốc, người ta thường thu hái rễ của cây, thời điểm thích hợp nhất là vào tháng 8 hàng năm, trước khi hoa nở. Sau khi thu hoạch mang về rửa sạch, chế biến. Tùy thuộc vào cách chế biến phụ tử mà có tên gọi khác nhau như: hắc phụ tử, diêm phụ tử, bạch phụ tử, bạch phụ phiến. Dược liệu phụ tử có vị cay ngọt, hơi có độc
Giới thiệu vị thuốc phụ tử
2. Công dụng của phụ tử
✦ Phụ tử có tác dụng cực tốt trong điều trị các bệnh về xương khớp như: Đau nhức xương khớp, gân cơ đau nhức, tê mỏi chân tay, phong thấp
✦ Dùng phụ tử cho người hay bị chứng ra nhiều mồ hôi, tay chân lạnh, nôn và tiêu chảy
✦ Dùng nước sắc của phụ tử giúp ôn thận tráng dương, tăng cường hệ miễn dịch, tăng lưu lượng máu cho cơ thể
✦ Phụ tử còn có tác dụng chống viêm, tốt cho người bị thừa cân béo phì, người già suy nhược, chứng tiểu đêm, liệt dương, viêm thận mãn tính
3. Cách dùng phụ tử và một số bài thuốc chữa bệnh
✔ Cách dùng: Có thể dùng phụ tử độc vị hoặc kết hợp với các vị thuốc khác
✔ Liều dùng: Dùng dưới dạng thuốc sắc, mỗi ngày 2.4 - 9g, người mắc chứng hàn nặng có thể dùng 15 - 30g mỗi ngày
✔ Một số bài thuốc dùng phụ tử:
➥ Chữa chứng ra mồ hôi nhiều, chân tay lạnh, nôn, tiêu chảy: Dùng 12g phụ tử chế, 10g can khương, 4g chích thảo. Tất cả vị trên mang rửa sạch sắc uống
➥ Chữa đau nhức xương khớp: Dùng phụ tử chế 4 - 10g, quế chi 8 - 10g, chích thảo 4 - 8g, sinh khương 8 - 12g, đại táo 2 - 5 quả. Tất cả mang sắc uống. Hoặc dùng phụ tử chế, đảng sâm, bạch linh, bạch truật, thược dược, mỗi vị 10g. Lấy phụ tử sắc trước 30 phút, sau đó cho các vị còn lại vào, sắc lấy nước uống trong ngày
➥ Bổ thận tráng dương: Dùng 4g phụ tử chế, 8 - 12g bạch phục linh, 16 - 32g can địa hoàng, 8 - 16g sơn thù, 8 - 16g sơn dược, 8 - 12g đơn bì, 8 - 12g, trạch tả, 2 - 4g quế chi. Các vị trên mang tán bột, trộn với mật làm thành viên hoàn. Lấy uống ngày 1 - 2 lần, mỗi lần 8 - 12g với nước nóng
➥ Chữa viêm thận mãn tính, lưng mỏi, chân lạnh, tay chân phù thũng: Dùng 12g phụ tử chế, sơn dược, thục địa, mỗi vị 16g, sơn thù du, đơn bì, bạch phục linh, trạch tả, mỗi vị 12g và quế nhục 4g. Tất cả tán bột mịn, trộn với mật làm viêm hoàn, lấy uống ngày 2 lần mỗi lần 12g
4. Lưu ý
- Không được dùng phụ tử cho phụ nữ có thai, người bị chứng hỏa, nhiệt, huyết dịch suy yếu, âm hư nội nhiệt
- Nên dùng đúng liều lượng, đúng cách để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
- Cần sắc phụ tử thời gian lâu khoảng 4h để giảm bớt độc tính
Công dụng trị bệnh của phụ tử
5. Địa điểm bán phụ tử uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được phụ tử chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng phụ tử hiệu quả để mang lại sức khỏe tốt nhất cho bạn và gia đình.