Đại hồi (hoa hồi) công dụng và những lưu ý khi sử dụng
Đại hồi có mùi thơm tự nhiên từ lâu đã được biến đến và được sử dụng làm gia vị cho món ăn hàng ngày. Không chỉ vậy đại hồi còn là một vị thuốc đặc biệt được Đông y sử dụng trong một số bài thuốc hay chữa bệnh. Vậy cụ thể đó là gì? Cách sử dụng đại hồi sao cho đúng, mời bạn đọc cùng Thanh Bình tham khảo bài viết dưới đây nhé!
1. Đại hồi là gì? Đặc điểm thực vật
● Đại hồi hay còn gọi là: hoa hồi, đại hồi hương, bát giác hồi hương. Tên khoa học là Illicium verum, thuộc họ hồi
● Đại hồi thuộc cây gỗ sống lâu năm cao khoảng 6 - 10m. Cây phân nhiều cành, vỏ nhẵn, khi còn non màu xanh lục, khi già có màu nâu. Lá mọc so le, phiến lá dày, cứng và nhẵn bóng. Hoa mọc riêng lẻ có cuống to và ngắn, cánh hoa có màu trắng ở phía ngoài, màu hồng thắm ở phía trong. Quả hồi gồm có 6 - 8 cánh xếp thành hình ngôi sao, quả hồi khi còn non có màu xanh, khi chín khô có màu hồng. Trên mặt quả sẽ nứt làm hai để lộ hạt màu nâu nhạt, nhẵn bóng. Quả, hoa, lá, cuống của đại hồi đều chứa tinh dầu. Đại hồi cho hoa vào tháng 3 - 5, cho quả vào tháng 6 - 9
● Đai hồi có nguồn gốc và được trồng nhiều ở Trung Quốc, ngày nay cũng được trồng tại nước ta nhưng không nhiều
● Bộ phận được sử dụng chính là quả đại hồi, thường được thu hái vào tháng 7 - 9 và tháng 11 - 12. Sau khi thu hoạch quả mang về phơi khô bảo quản làm thuốc, khi dùng thì tách hạt lấy vỏ
Đại hồi (hoa hồi) thu hái 100% chất lượng tại Thảo dược Thanh Bình
2. Công dụng của đại hồi trong đời sống
✦ Sử dụng đại hồi rất tốt cho hệ tiêu hóa giúp cải thiện tình trạng khó tiêu, đầy hơi, trướng bụng, kích thích vị giác giúp ăn ngon hơn
✦ Người hay bị đau dạ dày, đau bụng, tăng tiết dịch tiêu hóa sử dụng đại hồi thường xuyên giúp cải thiện được tình trạng này
✦ Đại hồi còn được người xưa dùng làm thuốc giúp mẹ bầu lợi sữa sau sinh rất tốt
✦ Đại hồi được coi là một phương thuốc tự nhiên giúp giảm đau điều trị đau nhức xương khớp, đau mỏi lưng, thấp khớp
✦ Với mùi thơm và chứa tinh dầu của đại hồi được dùng để điều trị chứng hôi miệng, cảm cúm, trừ đờm, xua đuổi côn trùng
✦ Bên cạnh đó đại hồi còn có khả năng giải độc cá, thịt, rắn độc cắn, chữa bệnh cổ trướng
Đại hồi và bài thuốc trị các chứng bệnh về đường tiêu hóa
3. Dùng đại hồi thế nào là tốt nhất
➥ Chữa đau lưng: Đại hồi mang bỏ hạt rửa với nước muối đem sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần dùng 6 - 10g với rượu. Kết hợp thêm lá ngải cứu sao nóng chườm vào lưng
➥ Chữa phong thấp: Đại hồi, phèn chua, hồ tiêu mỗi vị bằng nhau, tất cả mang giã nhỏ, lấy xoa vào chỗ bị đau
➥ Chữa đại tiện khó khăn: 40g đại hồi tán nhỏ, 160g hạt bìm bịp đen sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần dùng 4g uống chung với nước gừng
➥ Chữa cảm hàn, đau bụng: Đại hồi tán thành bột mịn, mỗi lần dùng 2g uống chung với rượu ấm. Uống mỗi ngày 3 - 4 lần
➥ Chữa hôi miệng: Lấy đại hồi nhai và nuốt, nên dùng thường xuyên để cải thiện
➥ Làm thuốc xoa bóp ngoài da: Dùng đại hội ngâm với rượu trắng nguyên chất khoảng 1 tháng, lấy rượu thuốc xoa bóp vào chỗ bị đau
➥ Chữa đái dầm, tiểu nhiều: Dùng 4 - 8g đại hồi sắc với nước uống mỗi ngày. Hoặc dùng 1 - 4g đại hồi tán thành bột uống với nước hàng ngày
➥ Chữa cổ trướng: 2g đại hồi, 8g hạt bìm bịp tất cả mang tán bột mịn, chia uống 2 - 3 lần trong ngày. Dùng liên tục trong 3 - 4 ngày liền
➥ Chữa viêm cầu thận mãn tính: 8g đại hồi, 30g ý dĩ, mã đề, đậu đỏ, biển đậu mỗi vị 20g, 8g gừng kho, nhục quế, đăng tâm mỗi vị 4g. Sắc nước uống mỗi ngày
➥ Bên cạnh đó có thể dùng đại hồi tán bột làm gia vị cho các món ăn kho, hủ tiếu, lẩu…
4 .Lưu ý
Chỉ nên dùng đại hồi ở lượng vừa phải, nếu quá cao sẽ bị ngộ độc dẫn đến tình trạng say, sung huyết não, động kinh
Đại hồi (hoa hồi) công dụng và những lưu ý khi sử dụng
5. Địa điểm bán đại hồi uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được đại hồi chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng