Mua bán lá trầu không tại TP.HCM uy tín chất lượng tốt nhất
1. Mô tả về cây trầu không
✦ Tên khoa học: Piper betle L
✦ Tên gọi khác: Trầu không, Trầu lương, Trầu cay, Thổ lâu đằng, Phù lưu, Mjầu (Tày), Lau (Dao)
✦ Mô tả: Trầu không là một loại cây mọc leo, thân nhẵn.Lá mọc so le, cuống có bẹ, dài 1.5 - 3.5cm, phiến lá hình trái xoan, dài 10 - 13cm, rộng 4.5 - 9cm, phía cuống hình tim (đối với những lá phía gốc) đầu lá nhọn, khi soi lên thấy rất nhiều điểm chứa tinh dầu rất nhỏ, gân lá thường 5. Hoa khác gốc mọc thành bông. Quả mọng không có vòi sót lại
✦ Tính vị: Có vị cay nồng, tính ấm. Vào 3 kinh phế, tỳ, vị. Trầu có tính năng hạ khí, chỉ khái, tiêu viêm, sát trùng (vi khuẩn và ký sinh trùng) trừ phong thấp, kích thích tiêu hoá và thần kinh, phòng bệnh lam sơn chướng khí...
2. Phân bố - thu hái và chế biến lá trầu không
✥ Phân bố: Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu. Nó còn được trồng tại nhiều nước khác ở châu Á, vùng nhiệt đới như: Malaysia, Indonesia, Philipin
✥ Thu hái và chế biến: Thu hái quanh năm dùng tươi
.jpg)
Đặc điểm về lá trầu không
3. Công dụng của lá trầu không
✔ Chữa viêm loét, mẩn ngứa, viêm mạch hạch huyết
✔ Chữa viêm kết mặt, tràm mặt ở trẻ em
✔ Trị đau nhức xương khớp, làm lành vết thương
✔ Trị chứng khó tiêu, hơi thở có mùi hôi
✔ Điều trị rối loạn cương dương ở nam giới
✔ Chữa đau họng, ho, viêm phế quản
✔ Chữa các bệnh phụ khoa
✔ Điều trị mụn nhọt, viêm da cơ địa
✔ Điều trị cảm lạnh, đau đầu
✔ Điều trị suy nhược thần kinh
.jpg)
Lá trầu không dùng sao cho đúng cách?
4. Cách sử dụng lá trầu không trong điều trị bệnh hiệu quả
❥ Chữa các vết lở loét, mụn nhọt, vết chàm của trẻ em mới đẻ: Lá trầu không tươi: 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho vào cho ngập lá trầu không. Làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10 - 15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt
❥ Chữa cảm mạo: Lá trầu không đánh gió, xát ở xương sống từ trên xuống dưới
❥ Chữa sai khớp, bong gân: Lá trầu không 12g, nghệ già 20g, lá cúc tần, lá xạ can, mỗi vị 12g. Giã nát, trộn với một ít giấm, bọc gạc đắp lên chỗ sưng đau, từ 2 đến 3 ngày thay băng một lần
❥ Chữa tiểu rắt: Rễ trầu không (hoặc thân, lá), rễ cau, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang, dùng vài ngày đến khi khỏi
❥ Chữa đau bụng do lạnh gây nôn mửa, ợ chua, ỉa chảy, ăn không tiêu: Dùng 2 - 4 lá trầu nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3 - 4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại
❥ Phong thấp đau nhức chân tay: Gốc rễ trầu 12g, rễ lá lốt 12g, lá và rễ cây xấu hổ (mắc cỡ) 12g sắc uống liên tục một tuần. Chú ý không để lẫn hạt cây xấu hổ rất độc
❥ Chữa đau đầu bằng lá trầu: Giã nguyễn 7 - 10 lá trầu, lấy nước pha với mật ong và uống. Đồng thời lấy bã đắp vào hay bên thái dương
❥ Chữa răng lợi có mủ, chảy máu và viêm lợi: Sắc cô đặc lá trầu thành cao, lấy bông tẩm đắp vào vết thương hàng ngày đến khi khỏi
❥ Thông tia sữa: Dùng lá trầu không hơ nóng đăp vào bầu vú sẽ giúp thông tia sữa và giảm đau

Những công dụng mà lá trầu không mang lại
5. Địa điểm bán lá trầu không uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được lá trầu không chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng lá trầu không hiệu quả để mang lại sức khỏe tốt nhất cho bạn và gia đình.