Công dụng và cách dùng hạt cau trị bệnh
Quả cau từ lâu đã rất phổ biến trong dân gian, thường dùng để ăn trầu, không những vậy trong Đông y còn sử dụng hạt cau làm thành các vị thuốc chữa bệnh khá hiệu quả như: bệnh giun sán, tiêu chảy, hôi miệng. Để hiểu rõ hơn về vị thuốc này mời bạn đọc cùng chúng tôi tham khảo thêm trong bài viết dưới đấy nhé!
1. Một số đặc điểm của hạt cau
● Hạt cau hay còn được gọi là bình lang, tân lang, có thân mọc thẳng cao từ 15 - 20m, thân cây có nhiều đốt do vết lá cũ đã rụng, mỗi đốt cách nhau khoảng 10 - 20cm. Lá cây mọc nhiều ở ngọn tỏa ra thành chùm rồi được gắn kết bởi nhiều bẹ to. Hoa cây cau có màu trắng mùi khá là thơm, quả màu xanh vị chát mọc thành từng chùm
● Cây cau được trồng nhiều ở nước ta nhiều nhất là các tỉnh Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Hải Phòng
● Người ta thường thu hoạch quả cau vào tháng 9 - 12, hái cau già sau đó bỏ hết phần vỏ già bên ngoài chỉ lấy phần hạt bên trong sau đó mang phơi hoặc sấy khô. Hạt cau sau khi được phơi khô có hình cầu dẹp hoặc hình trứng, bên ngoài có màu nâu đỏ hoặc vàng nâu nhạt, bên trong có vân nâu và trắng xen kẽ. Hoặc dùng hạt cau đem ngâm với nước cho mềm rồi cạo bỏ phần đáy, thái mỏng phơi khô
Công dụng và cách dùng hạt cau trị bệnh
2. Công dụng của hạt cau
Trong Đông y hạt cau có vị chát, hơi đắng, cay có tính ôn được dùng để điều trị một số bệnh sau:
● Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra hạt cau giúp phục hồi bệnh đột quỵ, giúp kiểm soát bàng quang và cải thiện sức khỏe cơ bắp
● Hạt cau còn được sử dụng để điều trị bệnh giun sán, xơ mít, thủy thũng, chốc đầu, chữa viêm ruột ỉa chảy, kiết lỵ, kích thích hệ tiêu hóa
● Trong thành phần của hạt cau có tác dụng chống các chủng vi khuẩn vì vậy dân gian thường dùng hạt cau phòng ngừa sâu răng, diệt khuẩn khoang miệng, ngăn ngừa mảng bám răng rất hiệu quả
● Dùng hạt cau chữa chứng bệnh khô miệng và cải thiện kiểm soát tốt các triệu chứng ở bệnh nhân bị bệnh tiểu đường
● Hạt cau còn có khả năng ngăn ngừa chứng thiếu máu và mức độ glucose trong máu thấp
● Ngoài ra hạt cau rất tốt cho não bộ, cải thiện hệ thần kinh, ngăn ngừa buồn nôn, say tàu xe và giảm căng thẳng chống bệnh trầm cảm
3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ hạt cau
➥ Chữa ợ chua: 120g hạt cau, 60g trần bì, sao vàng đem tán bột. Lấy 1 thìa cà phê pha với một ít mật ong uống vào lúc đói bụng
➥ Chữa ăn không tiêu, đầy bụng, chán ăn: 10g hạt cau giã vụn, 10g lai phục tử, 1 miếng vỏ quýt. Tất cả sắc lấy nước cho thêm chút đường, dùng uống thay nước hàng ngày
➥ Đại tiện không thông: 6 - 9g hạt cau, sắc nước uống mỗi ngày
➥ Chữa sán lá: 15g hạt cau, 5g cam thảo, 10g ô mai, sắc nước uống vào vàng sớm khi đói
➥ Chữa giun kim: 15g hạt cau, nam qua tử, thạch lự bì mỗi vị 10g, sắc nước uống trước khi đi ngủ
➥ Chữa chốc đầu ở trẻ: Hạt cau khô tán thành bột, trộn với dầu thoa lên vùng da bị chốc lở
➥ Chữa hôi miệng: 10g hạt cau đập vụn, 10g lai phục tử sao vàng, 5g trần bì thái lát. Sắc các vị thuốc trên với chút đường, sau đó để nguội uống hết trong ngày
➥ Chữa chân sưng phù: Hạt cau, tang bạch bì, mộc qua, hạt cải củ, đại phúc bì mỗi vị 9g, gừng tươi, trần bì, kinh giới tuệ, chỉ xác, ô dược, tô tử mỗi vị 6g, trầm hương 2g. Sắc nước chia 3 lần uống hết trong ngày
➥ Cách ngâm rượu hạt cau khô chữa đau răng: 1kg hạt cau khô ngâm với 8 - 9 lít rượu trắng nguyên chất, đậy nắp kín, ngâm khoảng 40 ngày là có thể dùng được. Sau đó lấy rượu hạt cau một lượng vừa đủ ngậm khoảng 5 phút rồi nhổ bỏ. Lưu ý sau khi ngậm rượu hạt cau không được súc miệng và ăn bất cứ thức ăn gì trong vòng 30 phút, nên thực hiện mỗi ngày 2 - 3 lần sẽ khỏi đau răng và răng sẽ chắc khỏe hơn
4. Lưu ý
- Không nên sao chín hạt cau vì sẽ làm giảm tác dụng chữa bệnh
- Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai cho con bú, người bị khí hư hạ sãm không được dùng hạt cau
- Trước khi sử dụng hạt cau cần tham khảo ý kiến thầy thuốc, và dùng đúng liều lượng bị tránh một số tác dụng phụ không mong muốn
Công dụng và cách dùng hạt cau trị bệnh
5. Địa điểm bán hạt cau uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được hạt cau chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng