Tác dụng và cách dùng huyết giác chữa bệnh
Cây huyết giác là loài cây đặc biệt và có những đặc điểm cũng giống như tên gọi của nó. Loài cây này còn là một vị thuốc bổ trong Đông y dùng để chữa trị nhiều bệnh khác nhau như chảy máu cam, tụ máu, bổ máu, giảm đau… Nếu biết tận dụng hết những công dụng của nó sẽ giúp ích rất nhiều cho sức khỏe của con người. Ở bài viết này cùng Thanh Bình tìm hiểu sâu hơn về công dụng của huyết giác và các bài thuốc chữa bệnh từ huyết giác nhé!
1. Một số đặc điểm thú vị của cây huyết giác
● Huyết giác hay còn được gọi là cây dứa dại, xó nhà, cau rừng là loại cây nhỡ cao khoảng 10m, thân phân thành nhiều nhánh tạo thành khối rộng, phần gốc thân khá thẳng
● Lá huyết giác hình lưỡi kiếm, cứng và có màu xanh tươi, khi lá rụng để lại trên thân cây vết sẹo nên thường cây huyết giác chỉ có 1 chùm lá non ở ngọn cây. Hoa nhỏ, mọc thành chùm dài khoảng 1m, có màu lục vàng nhạt. Quả mọng hình cầu, khi chín màu đỏ, mỗi quả chứa 3 hạt
● Huyết giác khi về già, phần thân hóa gỗ, có ruột màu đúng như huyết vì vậy cây được gọi với cái tên là huyết giác
● Huyết giác thường mọc hoang ở những rừng núi đá vôi ẩm, vì có hình thức khá đẹp nên ngày nay cũng được trồng làm cảnh
● Phần thân gỗ màu đỏ ở những thân cây già là bộ phận được dùng làm thuốc, chỉ cần mang về, chặt nhỏ và phơi khô

Giới thiệu đặc điểm về huyết giác
2. Huyết giác có tác dụng gì?
Huyết giác có vị ngọt, tính bình có tác dụng điều trị một số bệnh dưới đây:
✦ Huyết giác được dân gian dùng để điều trị những trường hợp ứ huyết, vết thương tụ máu, sưng tím bầm, u hạch và mụn nhọt lâu ngày không khỏi
✦ Trong một số thí nghiệm cho thấy dịch chiết từ huyết giác có tác dụng bổ máu, lưu thông máu huyết, phòng ngừa sự hình thành của các khối huyết, chữa chảy máu cam và giúp kháng khuẩn tốt nhất, thậm chí còn kháng được nhiều loại nấm gây bệnh
✦ Giúp giãn mạch, cung cấp oxy, chữa tim đau nhói, ngực căng tức, vai đau ê ẩm, sống lưng bị trật do mang vác nặng
✦ Đây cũng là một dược liệu điều trị bong gân, đau nhức xương khớp, có thể dùng để sắc nước uống hoặc làm rượu xoa bóp rất tốt
3. Bài thuốc chữa bệnh từ huyết giác
➥ Huyết giác bổ máu: Huyết giác, hoài sơn, hà thủ ô, quả tơ hồng mỗi vị 10g, 10g đỗ đen sao cháy, 30g vừng đen, 20g ngải cứu, 10g gạo nếp rang. Tất cả các vị trên mang tán bột mịn trộn với mật làm thành viên hoàn, ngày uống 10 - 20g
➥ Chữa vết thương tụ máu do té hay phong thấp:
- Bài thuốc 1: 15g huyết giác, 30g huyết dụ gồm lá, hoa và rễ. Sắc uống liên tục 7 - 10 ngày
- Bài thuốc 2: Huyết giác, quế chi, thiên niên kiện, đại hồi, địa liền mỗi vị 20g và gỗ vang 40g. Các vị trên tán nhỏ ngâm với 500ml rượu trắng 30 độ, ngâm khoảng 1 tuần rồi lấy ra vắt kiệt bỏ bã. Mỗi lần dùng bông tẩm rượu bôi vào vào chỗ đau rồi xoa bóp
➥ Làm rượu xoa bóp giúp khí huyết lưu thông, giảm đau, giãn cơ: Huyết giác, ô dầu mỗi vị 40g, thiên niên kiện, địa liền mỗi vị 20g, đại hồi, quế chi mỗi vị 12g và long não 15g. Tất cả tán nhỏ ngâm với 1 lít rượu trắng khoảng một tuần, lọc bỏ bã. Lấy rượu bôi lên chỗ sưng đau và massage nhẹ nhàng
➥ Huyết giác trị chảy máu cam: Lấy nhựa của huyết giác và bạc hà mang tán thành bột thổi vào mũi giúp ngưng chảy máu nhanh chóng
➥ Chữa chảy máu do vết thương hở: Lấy nhựa cây huyết giác tán bột bôi vào chỗ vết thương giúp cầm máu nhanh chóng
➥ Chữa vết thương ứ huyết, bầm tím: Huyết giác, rễ cốt khí, rễ cỏ xước, rễ lá lốt, bồ bồ mỗi vị 10g, 3g dây đau xương, 8g cam thảo nam, 6g mã đề. Sắc nước uống mỗi ngày
4. Lưu ý
Không được dùng huyết giác cho phụ nữ mang thai

Công dụng và liều dùng huyết giác
5. Địa điểm bán huyết giác uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được huyết giác chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng