Mua bán lá lốt tại TP.HCM uy tín chất lượng tốt nhất
Lá lốt là loại cây quen thuộc được sử dụng nhiều trong món ăn nhưng ít ai biết được lá lốt có rất nhiều công dụng trong điều trị bệnh như: chữa đau nhức xương khớp, đau bụng nhiễm lạnh, ra nhiều mồ hôi tay chân…
1. Giới thiệu về lá lốt
Tên khoa học: Piper lolot
Tên gọi khác: Nốt, lá lốp
Mô tả: Cây lá lốt cao khoảng 30 - 40cm, mọc thẳng khi còn non, khi lớn có thân dài không thể mọc thẳng mà trườn trên mặt đất. Lá đơn, có mùi thơm đặc sắc, nguyên, mọc so le, hình tim, mặt lá láng bóng, có năm gân chính phân ra từ cuống lá, cuống lá có bẹ. Hoa hợp thành cụm ở nách lá. Quả mọng, chứa một hạt
Tính vị quy kinh: Lá lốt có vị nồng, hơi cay, tính ấm
2. Phân bố - thu hái và chế biến lá lốt
Phân bố: Được trồng phổ biến ở nông thôn, thường được trồng bằng cách giâm cành nơi ẩm ướt, dọc bờ nước
Thu hái và chế biến: Lá hái quanh năm, sau khi thu hái cả cây về rửa sạch phơi sấy cho khô là có thể sử dụng nấu thuốc sử dụng chữa bệnh

Tìm hiểu về đặc điểm lá lốt
3. Công dụng của lá lốt
Cải thiện tình trạng uể oải, mệt mỏi trong cơ thể
Giảm đau răng, sưng tấy
Chữa mụn nhọt, sưng mủ, lở loét
Giúp giảm đau nhức xương khớp, đau nhức đầu gối, hiện tượng tay chân lạnh
Ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo, khí hư
Hỗ trợ điều trị tê, phong thấp (đổ mồ hôi tay, mồ hôi chân), phù thũng do thận
Ngăn ngừa viêm tinh hoàn
Giảm chứng đầy bụng, nôn mửa, kiết lỵ
Chữa viêm xoang, nước mũi đặc
.jpg)
Dùng lá lốt sao cho hiệu quả
4. Cách sử dụng lá lốt trong điều trị bệnh hiệu quả nhất
Trị đau nhức xương, khớp khi trời trở lạnh: Dùng lá lốt tươi 15 - 30g (khô thì 5 - 10g) mang sắc với 2 bát nước đến khi còn 1/2 bát. Uống khi còn ấm tốt nhất là sau bữa tối. Uống liên tục trong 10 ngày. Có thể kết hợp với rễ các cây cỏ xước, bưởi bùng, vòi voi mỗi loại 30g, dùng tươi, thái mỏng, sao vàng, sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml chia ra vừa uống 3 lần trong ngày. Uống liên tục trong 7 ngày
Trị mụn nhọt vỡ mủ lâu ngày không liền miệng: Dùng 15g lá lốt, tía tô, cây chanh, lá chanh, lá ráy. Bỏ vỏ ngoài cây chanh, vỏ trong mang phơi khô, giã nhỏ, lấy phần bột mịn rắc vào vết thương. Những dược liệu còn lại rửa sạch, giã nhỏ, đắp lên chỗ mụn nhọt và băng lại. Ngày đắp 1 lần liên tục trong 3 ngày
Chữa phù thũng do suy thận: Dùng 20g lá lốt, 10g mỗi loại rễ tầm gai, cà gai leo, lá đa lông, mã đề, rễ mỏ quạ. Sắc với 500ml tới khi còn 150ml uống trong ngày. Uống tốt nhất sau bữa ăn trưa trong vòng 3 - 5 ngày
Chữa viêm nhiễm âm đạo, ngứa và ra nhiều khí hư: Lá lốt 50g, nghệ 40g, 20g phèn chua. Cho nước vào ngập 2 đốt ngón tay, đun lửa nhỏ 10 - 15 phút. Chắt lấy 1 bát nước dùng để rửa âm đạo. Phần còn lại đun sôi để xông hơi vào âm đạo rất hiệu quả
Chữa viêm xoang, nước mũi đặc: Dùng lá lốt rửa sạch với nước muối pha loãng. Vò nát rồi nhét vào mũi. Mỗi ngày làm từ 1 - 2 lần. Chăm chỉ làm đều hàng ngày sẽ giúp trị chứng viêm xoang, nước mũi sẽ nhanh chóng giảm bớt
Đầu gối sưng đau: Lá lốt, ngải cứu mỗi vị 20g (tất cả dùng tươi), rửa sạch, giã nát, thêm giấm chưng nóng, đắp, chườm nơi đầu gối sưng đau
Viêm tinh hoàn, mệt mỏi: Lá lốt, lệ chi, bạch truật, sinh khương mỗi loại 12g, 10g trần bì, bạch linh, 6g sơn thù, phòng sâm, cam thảo. Tất cả cho vào cùng với 600ml nước đem sắc nên còn để lại 200ml, chia nhiều lần uống trong ngày để điều trị tinh hoàn sưng to, người mệt mỏi, ít vận động
.jpg)
Những lợi ích mà lá lốt mang lại
5. Địa điểm bán lá lốt uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được lá khôi tía chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng lá lốt hiệu quả để mang lại sức khỏe tốt nhất cho bạn và gia đình.