Công dụng và cách dùng dược liệu ngưu tất hiệu quả
Ngưu tất vị thuốc được ứng dụng nhiều trong dân gian với rất nhiều công dụng đa dạng, đặc biệt là dùng để điều trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp, viêm khớp. Vậy ngưu tất là gì? Công dụng cụ thể và cách dùng ra sao? Mời bạn đọc cùng Thanh Bình đi tìm hiểu cụ thể giá trị của vị thuốc này mang lại nhé!
1. Đặc điểm nhận biết ngưu tất
● Ngưu tất hay còn được gọi là xuyên ngưu tất, hoài ngưu tất, cỏ xước. Có tên khoa học Achyranthes bidentata Blume, thuộc họ dền
● Ngưu tất là loài cây thân thảo sống nhiều năm, cao khoảng 60 - 80cm, rễ mọc thành củ hình trụ dài, có nhiều rễ phụ to. Thân cây mảnh, có cạnh, hơi vuông, phình lên ở những đốt, cành mọc theo hướng lên thẳng đứng, cây có màu xanh lục hoặc nâu tía. Lá mọc đối, cuống dài, hình trứng, đầu nhọn, mép lá nguyên, 2 mặt lá nhẵn. Hoa mọc thành bông ở đầu cành hay kẽ lá, quả hình bầu dục nhỏ, bên trong chứa 1 hạt. Mùa hoa quả vào tháng 5 - 7
● Ngưu tất mọc hoang và được trồng nhiều tại nước ta, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, đồng bằng
● Bộ phận đường dùng làm thuốc chính là rễ ngưu tất, sẽ được thu hoạch khi cây già úa vàng, đào rễ mang về rửa sạch đất, cắt bỏ rễ con, thái khúc rồi phơi hoặc sấy khô, cũng có thể dùng dưới dạng sống hoặc tẩm rượu hay muối
● Dược liệu ngưu tất có hình trụ, dẻo, mặt ngoài màu vàng đất hoặc nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc nhỏ, vết tích của rễ con. Theo Đông y ngưu tất có vị hơi ngọt, mùi thơm đặc biệt
Giới thiệu về ngưu tất
2. Công dụng của ngưu tất
✦ Ngưu tất giúp giảm cảm giác đau nặng đầu, chóng mặt, tức ngực, người mệt mỏi và suy giảm trí nhớ
✦ Giúp ổn định huyết áp, tốt cho người già bị cao huyết áp, giảm cholesterol trong máu hiệu quả
✦ Giúp tăng cường lưu thông máu, ngăn chặn xơ vữa mạch máu, làm tan máu đông hiệu quả
✦ Giúp chống viêm, giảm đau, điều trị đau nhức xương khớp, viêm khớp, phong tê thấp, đầu gối nhức mỏi, chấn thương, giúp tăng cường sinh lý, bổ thận tráng dương
✦ Ngưu tất cũng được dùng trong trường hợp động kinh, bại liệt, chân tay co quắp, chống co giật, bên cạnh đó còn được dùng để điều trị các bệnh ngoài da như: ghẻ ngứa, mụn nhọt, lở loét
✦ Giúp lợi tiểu, chữa tiểu tiện khó, đái buốt, đái ra máu và kích thích sự vận động của tử cung
✦ Ngoài ra ngưu tất còn được dùng để điều trị một số bệnh ở phụ nữ như: bế kinh, tắc kinh, khó đẻ
3. Cách dùng ngưu tất chữa bệnh
➥ Chữa co giật, bại liệt, phong thấp: Mỗi ngày dùng 10 - 12g sắc uống
➥ Chữa phong thấp, thấp khớp: 12g ngưu tất, 16g hy thiêm thảo, 16g thổ phục linh, 19g lá lốt. Làm thành dạng thuốc viên, uống ngày 10 - 15g, ngày uống 3 lần
➥ Chữa huyết áp cao, nhức đầu, chóng mặt: Ngưu tất, hạt muồng mỗi vị 12g sắc uống
➥ Chữa rong kinh: 12g ngưu tất, 16g nhọ nồi, 12g bạch truật, bán hạ, trần bì, phục linh, hương phụ mỗi vị 8g. Các vị trên sắc uống
➥ Chữa bế kinh do huyết bị giảm sút: 12g ngưu tất, hoài sơn, ý dĩ, ích mẫu mỗi vị 16g, bạch truật, kỷ tử, kê huyết đằng, hà thủ ô, thục địa mỗi vị 12g và 20g đảng sâm. Sắc uống hàng ngày
➥ Chữa thấp khớp đang sưng: Ngưu tất, hy thiêm thảo, nhọ nồi mỗi vị 16g, ngải cứu, thương nhĩ mỗi vị 12g và 20g phục linh. Tất cả mang sao vàng, sắc lấy 3 lần nước, chia 3 lần thuốc uống hết trong ngày. Dùng thuốc liên tục trong vòng 7 - 10 ngày
➥ Chữa bí tiểu tiện hay gặp ở người già: Ngưu tất, hoài sơn, thục địa, xa tiền tử mỗi vị 12g, phục linh, sơn thù, trạch tả, đan bì, phụ tử chế mỗi vị 8g và nhục quế 4g. Sắc các vị thuốc trên uống mỗi ngày 1 thang
4. Lưu ý
Không được dùng ngưu tất cho phụ nữ mang thai, người bị di tinh hoặc mộng tinh
Công dụng trị bệnh của ngưu tất
5. Địa điểm bán ngưu tất uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được ngưu tất chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng ngưu tất hiệu quả để mang lại sức khỏe tốt nhất cho bạn và gia đình.