Tác dụng chữa bệnh của vị thuốc sa nhân
Sa nhân là loài cây mọc hoang nhiều ở vùng rừng núi. Dược liệu này được Đông y sử dụng rất nhiều trong bài thuốc tốt cho hệ tiêu hóa, chữa các triệu chứng đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu. Ở bài viết này cùng Thanh Bình tìm hiểu kỹ hơn tác dụng của sa nhân và cách dùng sa nhân điều trị bệnh nhé!
1. Tìm hiểu một số đặc điểm của vị thuốc sa nhân
● Sa nhân hay còn được gọi là súc sa mật, sa ngần, xuân sa, co nẻnh... Có tên khoa học là Amomum vilosum lour thuộc họ gừng
● Sa nhân thuộc loại cây thân thảo cao từ 2 - 3m, bề ngoài nhìn gần giống với cây riềng, nhưng rễ không phát triển thành củ mà bò lan dưới mặt đất, có khi nổi lên mặt đất
● Lá sa nhân mọc so le có bẹ dài, màu xanh thẫm và bóng, hoa màu trắng có đốm tía mọc thành chùm. Quả có gai hình tròn hoặc hình trứng, màu nâu sẫm, mùi thơm nồng, bên trong có 3 vách ngăn, mỗi vách ngăn chứa 7 - 16 hạt
● Cây sa nhân thường mọc hoang ở các vùng núi rừng, dưới các tán cây lớn, ở nước ta sa nhân được tìm thấy nhiều ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung như: Thanh Hóa, Tây Bắc, Bắc Giang, Đắk Nông, Thái Nguyên…
● Quả sa nhân được thu hái để làm thuốc vì bộ phận này có dược chất trị bệnh cao và thường được thu hái vào mùa hè, khoảng tháng 7 - 8. Sau khi thu hoạch phơi quả sa nhân dưới nắng hoặc đem sấy khô, sau đó tách vỏ lấy hạt mang phơi hoặc sấy khô lại
● Có nhiều loại sa nhân nhưng trong Đông y thường chỉ sử dụng sa nhân tím và sa nhân trắng vì 2 loại này có giá trị dược liệu cao
Đặc điểm dược liệu sa nhân
2. Sa nhân có tác dụng gì?
Theo Đông y sa nhân có vị cay, tính ấm, mùi thơm, có các tác dụng chính như sau:
✦ Sa nhân có tác dụng giảm đau, trừ phong thấp được dân gian dùng trong các trường hợp như: Đau nhức chân tay, mình mẩy đau nhức, đau cơ bắp, đau xương khớp, đau vai gáy, đau dây thần kinh liên sườn
✦ Sa nhân khi ngâm với rượu uống, làm thuốc xoa bóp có tác dụng chữa đau răng, sâu răng và viêm lợi
✦ Sa nhân giúp điều hòa khí huyết trong cơ thể, bổ tỳ vị, đây cũng là một vị thuốc tốt nhất giúp tăng cường chức năng tiêu hóa. Dùng để điều trị các trường hợp đau bụng, chướng bụng, đầy hơi, ăn uống không tiêu, tiêu chảy và một số bệnh liên quan đến đường ruột khác
✦ Giúp điều trị viêm dạ dày, đại tràng mãn tính và bệnh xơ gan cổ trướng
✦ Sa nhân còn có tác dụng an thai, được dùng trong các trường hợp động thai, xuất huyết thai kỳ, chữa ốm nghén, sưng 2 chi dưới
3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ sa nhân
➥ Điều trị đau bụng, khó tiêu: 6g sa nhân, 3g kê nội kim, 12g sơn tra, 12g hạt sen, 12g thần khúc. Tất cả vị thuốc trên đem sắc nước uống trong ngày, hoặc đem sao thơm tán bột mịn dùng trong ngày
➥ Chữa tiêu chảy: Sa nhân, can khương, vỏ quýt, nhục quế mỗi vị 8g, tục đoạn, sâm bố chính, củ mài sao, phá cố chỉ mỗi vị 12g. Tất cả mang tán bột mịn, ngày uống 20g
➥ Chữa viêm loét dạ dày mãn tính: 6g sa nhân, 1 cái dạ dày lợn mang rửa sạch thái chỉ, nấu cùng với sa nhân, sau đó ăn cả cái lẫn nước. Dùng trong 10 ngày
➥ Viêm đại tràng mãn tính: 1g sa nhân tán bột, 1g mộc hương tán bột, 30g sắn dây, đường cát lượng vừa đủ. Cho các nguyên liệu vô nước khuấy đều, cho thêm đường nấu thành cháo ăn. Ăn 2 lần 1 ngày
➥ Chữa thai nghén hay nôn: 3g sao nhân sao qua nghiền bột mịn, 30g gạo tẻ nấu cháo, khi chín cho bột sa nhân vào trộn đều, nấu thêm chút nữa là được. Hàng ngày ăn nóng vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ
➥ Chữa đau răng, sâu răng: Lấy sa nhân ngậm hoặc tán bột mịn chấm vào chỗ răng đau
4. Lưu ý
- Người âm hư nội nhiệt không được dùng sa nhân
- Trước khi dùng nên tham khảo ý kiến của thành thuốc
Công dụng trị bệnh của sa nhân
5. Địa điểm bán sa nhân uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được sa nhân chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng sa nhân hiệu quả để mang lại sức khỏe tốt nhất cho bạn và gia đình.