Những công dụng bất ngờ của mủ trôm đối với sức khỏe
Mủ trôm loại thực phẩm quen thuộc với người dân Việt Nam, thường được biết đến là một nguyên liệu phổ biến làm nước giải khát, thanh nhiệt giải độc, ngoài ra mủ trôm còn là một nguồn dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách sử dụng mủ trôm đúng cách, mời bạn đọc cùng chúng tôi theo dõi bài viết chi tiết dưới đây nhé!
1. Mủ trôm là gì? Đặc điểm thực vật cây trôm
● Mủ trôm hay còn gọi là nhựa trôm được chiết xuất từ vỏ thân của cây trôm, có tên khoa học là terculia foetida, họ Sterculiaceae
● Cây trôm là loài thân cây gỗ sống lâu năm, cây trưởng thành cao từ 8 - 10m, lá cây trôm có hình chân vịt giống như lá gòn. Hoa có đài đỏ, quả to, giống với hình cái mõ, bên trong có hạt màu đen bóng
● Cây trôm mọc hoang và cũng được trồng nhiều ở các tỉnh Nam Trung Bộ tại nước ta
● Có thể thu hoạch mủ trôm từ những cây 5 - 7 năm tuổi, người ta sẽ đục vào vỏ cây với nhiều lỗ vị trí khác nhau. Từ các lỗ đó, mũ trôm sẽ được tiết ra, thu hoạch quay vòng 2 - 3 ngày. Mủ trôm sau khi được lấy hết khoảng 10 - 15 ngày, các lỗ đục sẽ tự lành lặn
● Sau khi lấy mủ trôm, mang đi phơi khô sẽ có màu vàng nâu nhạt hay màu trắng trong, ở dạng que dài hay những viên nhỏ như viên đường phèn. Mủ trôm không tan hoàn toàn trong nước, nhưng khi ngâm với nước nó sẽ hút nước và trương nở lên, tạo thành một dung dịch có độ nhớt cao. Theo Đông y mủ trôm có vị ngọt, tính mát
Mủ trôm và những tác dụng tốt với sức khỏe
2. Công dụng của mủ trôm
✦ Mủ trôm cung cấp nguồn năng lượng, bổ sung những chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể như: kẽm, magie, natri… Từ đó giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt nhất
✦ Trong mủ trôm có chứa thành phần canxi cao giúp xương chắc khỏe, dẻo dai và luôn đảm bảo duy trì chức năng của hệ xương khớp
✦ Mủ trôm cung cấp nước, chất xơ, các khoáng chất vi lượng, giúp làm mát gan, thanh lọc gan, máu, và thanh nhiệt giải độc cho cơ thể hiệu quả nhất
✦ Mủ trôm có đặc tính hút nước mạnh có tác dụng kích thích nhu động ruột, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp nhuận tràng, điều trị táo bón, ợ hơi, ợ chua
✦ Mủ trôm giúp ổn định đường huyết, giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa các bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch
✦ Hỗ trợ giảm cân, có hiệu quả cực tốt cho người béo phì. Bên cạnh đó mủ trôm còn được sử dụng trong nha khoa làm chất kết dính răng giả và điều trị viêm họng rất tốt
✦ Người già bị mất ngủ, ngủ không ngon giấc, sử dụng mủ trôm giúp cải thiện giấc ngủ, an thần, giảm stress
✦ Ngoài ra mủ trôm còn có có tác dụng làm đẹp da giúp chống lão hóa, chữa mụn, tàn nhang, nám da, se khít lỗ chân lông, giữ ẩm cho da rất tốt
3. Cách dùng mủ trôm đúng cách
➥ Trước khi dùng, cần phải ngâm mủ trôm với nước, cứ 0.5 - 1g mủ trôm thì ngâm với 300ml nước, ngâm khoảng 8 - 24 tiếng tùy liều lượng nhiều hay ít. Nếu dùng mủ trôm hạt cám đã được xay nhuyễn, thì chỉ cần ngâm 2 - 3 tiếng là dùng được
➥ Cách nấu mủ trôm: Mủ trôm, 1 lít nước lạnh, 3 - 5 viên đường phèn, dầu chuối. Ngâm mủ trôm với nước khoảng 12 tiếng, sau đó cho đường phèn vào nồi nấu cho đường tan hết, để nước đường phèn nguội, cho thêm nước lọc. Sau đó chế nước đường phèn và vài giọt dầu chuối vào tô mủ trôm, có thể cho thêm hạt é, hạt chia để tủ lạnh uống hết trong ngày
4. Lưu ý
- Không được nấu mủ trôm và ngâm với nước ở nhiệt độ cao sẽ làm mất tác dụng của mủ trôm
- Không được sử dụng mủ trôm cùng một lúc với các loại thuốc khác hoặc phải cách nhau ít nhất 2 tiếng
- Phải để mủ trôm trương nở hoàn toàn mới được sử dụng
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú, người có khối u trong ruột, người bị lạnh bụng không được sử dụng mủ trôm
Một số cách nấu mủ trôm đúng cách
5. Địa điểm bán mủ trôm uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được mủ trôm chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng mủ trôm hiệu quả để mang lại sức khỏe tốt nhất cho bạn và gia đình.