Củ tam thất nam công dụng và cách dùng tốt nhất
Tam thất nam là loại thảo dược mệnh danh là "vàng không đổi" vì có rất nhiều công dụng hay và thú vị như bảo vệ tim mạch, cầm máu, giảm đau, tiêu sưng... Với nhiều công dụng như vậy nhưng giá thành lại rẻ hơn củ tam thất bắc vì vậy ngày nay củ tam thất nam được sử dụng rộng rãi trong nền y học. Để hiểu rõ hơn vị thuốc này mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
1. Một số đặc điểm của tam thất nam
● Củ tam thất nam hay còn được gọi là: tam thất gừng, khương tam thất, cây mọc hoang chủ yếu ở phía Bắc Việt Nam và được trồng nhiều ở Hòa Bình, Lào Cai
● Tam thất nam là loài cây thân thảo, mọc thẳng đứng, lá to mọc thành từng tầu, mỗi cây có từ 3 - 7 tầu, lá không có răng cưa, chóp lá nhọn có màu lục pha nâu. Hoa mọc thành từng cụm ở gốc có màu tím, tràng hoa màu trắng, bầu nhẫn, họng vàng chia thành 3 ô. Cây tam thất không có quả
● Củ tam thất nam hơi tròn cứng và nhẵn, lớp vỏ ngoài có màu trắng vàng, bên trong màu trắng ngà. Phần thịt gần vỏ có vằn ngang màu đen vó vị hơi đắng, cay nóng, tính ấm
● Củ tam thất nam được thu hái quanh năm, sau khi thu hoạch mang phơi khô, bảo quản nơi khô ráo dùng dần
Hình ảnh củ tam thất nam chất lượng tại Thảo dược Thanh Bình
2. Công dụng củ tam thất nam
➥ Rất tốt cho phụ nữ sau sinh:
Củ tam thất nam có chứa nhiều dưỡng chất đặc biệt là Saponin Rg giúp kích thích thần kinh, tăng hưng phấn, chống stress, giảm căng thằng. Vì vậy phụ nữ sau sinh thường xuyên sử dụng tam thất nam giúp cải thiện chứng mệt mỏi, trầm cảm. Không những vậy vị thuốc này còn có tác dụng cầm máu, cải thiện tình trạng băng huyết ở phụ nữ
➥ Tốt cho bệnh tim mạch:
Củ tam thất nam giúp làm giảm hàm lượng cholesterol xấu trong máu từ đó làm tăng tuần hoàn máu, giúp kiểm soát các vấn đề về tim mạch như loạn nhịp tim, giãn tĩnh mạch, xơ vữa động mạch... Các hoạt chất có trong tam thất nam còn có khả năng chống viêm, giảm đau, hạ đường huyết một cách hiệu quả
➥ Điều trị cảm cúm:
Tam thất nam có tính ấm vì vậy sử dụng vị thuốc này thường xuyên giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ điều trị cảm cúm, đường hô hấp do thời tiết
➥ Một số công dụng khác của củ tam thất nam:
- Điều trị thổ huyết, chảy máu cam
- Điều hòa kinh nguyệt, cải thiện tình trạng kinh nguyệt ra nhiều, chậm kinh hoặc loạn kì kinh
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp, phong tê thấp
- Nhanh phục hồi tổn thương sau chấn thương nhờ tam thất nam
- Chữa rắn cắn, côn trùng cắn, chữa chứng ăn khó tiêu, nôn mửa, kén ăn
Vị thuốc củ tam thất nam chuyên trị những chứng bệnh gì?
Tam thất nam tuy mọc hoang nhưng lại có tác dụng tuyệt vời. Vị thuốc quý này không chỉ dùng cho người đang cần chữa trị phục hồi sức khỏe mà còn được sử dụng được ở nhiều lứa tuổi khác nhau
3. Một số bài thuốc chữa bệnh từ củ tam thất nam
✦ Củ tam thất nam được sử dụng ở dạng thuốc bột hoặc thuốc sắc. Ở dạng bột chỉ pha với liều lượng từ 3 - 5g pha với nước ấm hoặc nước cơm, uống mỗi ngày 2 - 3 lần. Dạng thuốc sắc chỉ nên dùng 12g mỗi ngày
✦ Tăng cường sức khỏe sau sinh cho phụ nữ: Lấy 2 - 3g củ tam tất nam rửa sạch, thái lát mang sắc nước. Uống 2 - 3 lần mỗi tuần và nên kết hợp với món gà hầm tam thất để nhanh phục hồi sức khỏe
✦ Chữa phong thấp, đau nhức xương khớp: Dùng 2g bột tam thất nam, 2g bột hồng sâm pha với nước ấm uống mỗi ngày 2 lần và cách nhau 12 tiếng
✦ Chữa cao huyết áp: 12g củ tam thất nam, 16g củ ấu mang rửa sạch thái nhỏ sắc với 500ml nước cho đến khhi còn 300ml chia uống ngày 3 lần
4. Lưu ý
- Không được dùng củ tam thất nam ngâm rượu vì sẽ mất đi dược tính của thảo dược này
- Củ tam thất có tính ôn, vị cay nóng nên phụ nữ đang mang thai, người bị tiêu chảy, trẻ e dưới 12 tuổi, người hay bị nóng trong người, bị táo bón thường xuyên không được sử dụng
- Trước khi dùng tam thất nam nên hỏi ý kiến từ thấy thuốc có chuyên môn
Củ tam thất nam công dụng và cách dùng tốt nhất
5. Địa điểm bán củ tam thất nam uy tín chất lượng nhất
Bài viết trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn đọc biết được củ tam thất nam chữa bệnh gì? Hy vọng với bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng áp dụng